Tổng tiền:
0đ
Tác giả Trang Vương
Ngày đăng 12/ 05/ 2020
Bình luận 0 Bình luận
Vui chơi là 1 trong những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo, trí tưởng tượng cũng như phát triển các kỹ năng khác của trẻ. Thậm chí lăn đi lăn lại 1 quả bóng hay tưởng tượng mình là siêu nhân cũng giúp trẻ học hỏi các kỹ năng xã hội quan trọng như: giao tiếp, hợp tác, phản biện…
Có phải tất cả các kiểu chơi đều giống nhau không?
Hãy cùng Jello khám phá 12 kiểu chơi quan trọng kích thích sự phát triển của trẻ nhé.
1. Chơi ngẫu hứng
Kiểu chơi này thường gặp ở trẻ sơ sinh tới 3 tháng tuổi, các chuyển động ngẫu hứng, không cần tập trung. Hoạt động này tưởng chừng vô nghĩa nhưng thực chất là 1 cách chơi, nền móng cho sự khám phá tương lai của trẻ.
2. Chơi một mình
Kiểu chơi này thường gặp ở trẻ sơ sinh tới 3 tháng tuổi, các chuyển động ngẫu hứng, không cần tập trung. Hoạt động này tưởng chừng vô nghĩa nhưng thực chất là 1 cách chơi, nền móng cho sự khám phá tương lai của trẻ.
3. Chơi với vai trò là người quan sát
Đây là kiểu chơi mà trẻ chỉ đứng ngoài quan sát những đứa trẻ khác chơi chứ không tham gia. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây cũng đang là một kiểu chơi. Kiểu chơi này mang lại các lợi ích như: quan sát, lắng nghhe
4. Chơi song song
Bạn cho 2 đứa trẻ 3 tuổi vào cùng một căn phòng. Điều bạn có thể thấy là: hai đứa trẻ chăm chỉ chơi cạnh nhau nhưng mỗi đứa chơi một trò trong thế giới nhỏ bé riêng của chúng. Điều này không có nghĩa là chúng không thích nhau, mà chỉ đơn giản đây là một kiểu chơi của trẻ.
5. Chơi liên kết
Chơi liên kết là kiểu trẻ chơi độc lập nhưng có liên kết với những đứa trẻ khác trong lúc chơi. Ví dụ như: Một nhóm trẻ cùng xây các tòa nhà của riêng mình, nhưng trong lúc xây họ vẫn nói chuyện và gắn kết với nhau.
6. Chơi hợp tác
Chơi kết hợp là kiểu chơi tổng hợp của các kiểu chơi trên và trẻ thực sự hòa chung, kết hợp với nhau. Kiểu chơi này phổ biến ở trẻ 5-6 tuổi hoặc ở những bạn nhỏ có các anh chị lớn.
7. Trò chơi diễn kịch/tưởng tượng
Kiểu chơi này có lẽ bố mẹ cũng sẽ bắt gặp nhiều ở trẻ như: nói chuyện với búp bê, bán hàng (có phân vai người bán, người mua)... Kiểu chơi này đề cao trí tưởng tượng của trẻ.
8. Chơi kiểu thi đấu/cạnh tranh
Đây là kiểu chơi có những quy tắc rõ ràng, có cạnh tranh, thắng/thua. Ví dụ như: đá bóng, đánh cờ, bóng bàn, đua ngựa...
9. Chơi vận động
Đây là các trò chơi về vận động thể chất như: chạy, ném bóng, đạp xe…
10. Chơi kiểu xây dựng
Là các hình thức chơi có tính xây dựng như: xây nhà, làm đường ray tàu hỏa…Chơi xây dựng buộc các bé phải có sự tương tác, kết hợp, kết nối với nhau. Từ đó, các kỹ năng làm việc nhóm cũng được xây dựng.
11. Chơi tượng trưng
Kiểu chơi thiên về giọng nói(hát, cười, đọc thơ), nghệ thuật đồ họa (vẽ, tô màu), đếm số.
12. Chơi cùng học cụ Jello
Đây là cách chơi được hơn 300.000 trẻ em trên thế giới áp dụng, trong đó có trẻ em Hàn Quốc và Việt Nam. Jello là Bộ tài liệu và học cụ được triển khai theo Phương pháp STEAM Hoa Kỳ, được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành về giáo dục.
Chơi cùng học cụ Jello sẽ giúp trẻ:
☑️ Khám phá cách thế giới vận hành
☑️ Thử nghiệm, học hỏi những điều mới mẻ
☑️ Phát triển các kỹ năng như thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề
☑️ Rèn luyện thói quen tự lập, khả năng kiên nhẫn
☑️ Kết nối Gia đình – Nhà Trường – Trẻ em thông qua việc xây dưng thế giới hạnh phúc cho trẻ nhỏ
☑️ Đánh giá được quá trình trưởng thành, những cải thiện và phát hiện năng khiếu của trẻ.
💕 Dù trẻ chơi theo hình thức nào, bạn cũng hãy tự tin rằng con đang học hỏi và phát triển các kỹ năng quan trọng cho mình nhé!
Tham khảo bộ tài liệu và học cụ Jello tại
Website: jelloacademy.com
Liên hệ: 024 6666 6997
Trụ sở Hà Nội: Lô C3, khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh HCM: Tòa nhà Winhome 793 Trần Xuân Soạn, Quận 7, Hồ Chí Minh
Đăng bình luận