Tin tức

MUỐN DẠY CON KHÔN NGOAN PHẢI BIẾT DÙNG NGÔN TỪ THÍCH HỢP

  • Tác giả Ngọc Thủy

  • Ngày đăng 04/ 10/ 2022

  • Bình luận 0 Bình luận

MUỐN DẠY CON KHÔN NGOAN PHẢI BIẾT DÙNG NGÔN TỪ THÍCH HỢP

Khi vừa lọt lòng, trẻ sẽ được mặc khải giống loài qua những lời nói của ba mẹ. Ngôn ngữ đầu đời mà bé nghe được sẽ theo con đến suốt cuộc sống sau này. Do đó, ba mẹ cần sử dụng ngôn ngữ tích cực, có ý nghĩa để nói chuyện với con từ lúc mang bầu, sinh con ra đến khi con trưởng thành. Nếu ba mẹ sử dụng ngôn ngữ tiêu cực để dạy con sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, tâm lý, thái độ sống, trình độ văn hóa,... của bé. Vì vậy, muốn con ngoan, ba mẹ cần dùng ngôn ngữ tích cực để dạy trẻ.

👉 Sử dụng ngôn từ văn minh

Trước mặt con, ba mẹ tránh sử dụng các từ tục khi nói chuyện với người khác, và đặc biệt là với con, ví dụ như: “thằng A”, “con B”, “đi đái”, “đi ỉa”,... Thay vào đó, ba mẹ nên sử dụng các từ thay thế lịch sự hơn, “anh A”, “chị B”, “Đi vệ sinh”,... để con trẻ học theo.

👉 Không nên bàn luận hay nhận xét con

“Thằng cu nhà em nghịch như giặc không ai trông nổi”, “Con bé nhà em lười ăn khổ lắm”, “Tí nhà em ốm vặt suốt”,... Những câu nói này đến từ một số mẹ không hài lòng về con mình ở một vài điểm nào đó, nếu nói có sự chứng kiến của con thì càng tai hại. Thông thường, những em bé hay bị nhận xét hư. Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ đang khám phá và thử thách mọi thứ xung quanh mình. Là người lớn, liệu có ai muốn bị miêu tả và nhận xét như vậy? Vậy mà ba mẹ lại làm với con mình, với những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ. Thay vì than phiền, ba mẹ nên hiểu lý do vì sao con như vậy và cùng con tìm giải pháp thích hợp.

👉 Thay những ngôn từ tiêu cực bằng tích cực

Nhiều người lớn nói với trẻ những lời khó nghe như: ăn vạ, láo, mất dạy, lười học, chậm như rùa,... mà nên chọn những từ ngữ tích cực khi đối thoại với con, kể cả những lúc con làm không đúng ý mình. Ví dụ, khi con tỏ ý không hài lòng về điều gì bằng cách ăn vạ, thay vì nói “Bây giờ con ăn vạ phải không?”, mẹ có thể nói “Con ngoan nào, con muốn gì nói mẹ nghe”. Ba mẹ nên hiểu, con không phải là kẻ thù để ba mẹ tìm cách đối phó. Con không ăn vạ mà là đang thể hiện chính kiến của mình.

👉 Dùng câu hỏi và câu phủ định hợp lý

Ví dụ, nếu con đang cầm một bình hoa, mà ba mẹ cứ la ầm lên “Đừng chạy sẽ vỡ bình đấy!” thì rất dễ xảy ra “Kenggg”, chiếc bình...đã vỡ thật. Thay vào đó, nếu ba mẹ nói “Con giữ bình cẩn thận nhé” sẽ giúp bé nhập tâm được việc giữ cẩn thận và làm theo. Tương tự, thay vì la con “Sao cứ gào to thế?”, ba mẹ nói “Con hãy khẽ thôi nhé, nói to là thiếu lịch sự đấy con ạ”, bé sẽ biết nghe lời hơn.

👉 Suy nghĩ tích cực nhất có thể

Dù có chuyện không hay xảy ra, ba mẹ vẫn nên cố gắng hướng theo cách tích cực. Chẳng hạn, bé vẽ ra ngoài hình tô màu, mẹ có thể bảo “Chỉ hơi lem ra ngoài tí thôi. Bao giờ tay con khéo hơn thì các nét tô sẽ nằm gọn trong hình vẽ.” Khi con bê cốc sữa từ bếp ra bàn bị đổ, mẹ nói “May quá, con chỉ làm đổ ít thôi nhỉ. Đổ nhiều thì không còn sữa để uống rồi”. Cách suy nghĩ và nói chuyện với con như vậy sẽ giúp bé học cách nhìn nhận mọi chuyện tích cực hơn và luôn bình tĩnh để xử lý vấn đề.

🌷 Muốn con trở thành người hiểu biết và khôn ngoan, ba mẹ nên nhập tâm cho con bằng những ngôn từ tích cực nhất để con học theo. Việc sử dụng lời nói tích cực cũng là cách ba mẹ thể hiện sự tôn trọng con, giúp bé học cách tôn trọng mọi người và hình thành thái độ sống đúng đắn ngay từ nhỏ.

Nguồn: sưu tầm!

_________________________________

Jello - Khởi tạo hạnh phúc trẻ thơ!

Jello Academy là đơn vị tiên phong cung cấp đầy đủ học cụ triển khai phương pháp STEM + Arts chuẩn Hoa Kỳ dành riêng cho trường mầm non tại Việt Nam.

Website: jelloacademy.com

Liên hệ: 024 6666 6997

Trụ sở Hà Nội: Lô C3, khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

 Chi nhánh HCM: Tòa nhà Winhome 793 Trần Xuân Soạn, Quận 7, Hồ Chí Minh

Đăng bình luận
024 6666 6997