Tin tức

Nguyên tắc bàn tay trong việc khen trẻ

  • Tác giả Nguyễn Hồng Nhung

  • Ngày đăng 16/ 03/ 2020

  • Bình luận 0 Bình luận

Nguyên tắc bàn tay trong việc khen trẻ

Đối với các bậc phụ huynh, giáo viên, KHEN NGỢI trẻ có thể không khó nhưng LÀM CÁCH NÀO ĐỂ KHEN ĐÚNG lại không hề dễ chút nào. Ghi nhớ nguyên tắc bàn tay sau, bạn sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, từ đó trở thành người có ích cho xã hội.

NGUYÊN TẮC 1: "KHÔNG KHEN VÀO SẢN PHẨM MÀ KHEN VÀO QUÁ TRÌNH"

Việc khen ngợi vào quá trình sẽ giúp trẻ hiểu rằng những nỗ lực của con trong việc thực hiện điều gì đó mới thực sự đáng lưu tâm. Như vậy, trẻ sẽ chú trọng và tiếp tục nỗ lực nhiều hơn để được người lớn công nhận, khen ngơi.

Lấy ví dụ: Khi trẻ giải được 1 bài toán đúng. Bạn có thể nói rằng

Mẹ/Cô rất tự hào vì hôm nay con đã chăm chú nghe bài giảng, thực hành theo lời cô/mẹ chỉ dạy nên con đã giải đúng bài toán. Hãy tiếp tục như vậy con nhé!

Hoặc khi trẻ tự xúc ăn, không nên khen “Con giỏi quá” mà hãy nói “Con hôm nay rất nỗ lực đấy, mẹ/cô thấy con xúc gọn gàng và tốt hơn những hôm trước rất nhiêu rồi”.

NGUYÊN TẮC 2: "KHÔNG SO SÁNH VỚI TRẺ VỚI NGƯỜI KHÁC"

Việc bị so sánh với những đứa trẻ khác có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti hoặc kiêu ngạo. Là thầy cô/ bố mẹ, bạn nên chú ý điều này, đặc biệt KHÔNG NÊN CHÊ CON TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG.

Ví dụ: Không nên khen trẻ “Con ăn nhanh hơn bạn A”, “Mày nhìn xem, bạn B học giỏi hơn kia kìa”

NGUYÊN TẮC 3: "KHÔNG NHÌN VÀO PHẨM CHẤT CỦA TRẺ MÀ NÊN NHÌN VÀO TRẠNG THÁI CỦA MÌNH"

Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng thừa hưởng tố chất thông minh, giỏi giang mà hãy nhìn vào những gì trẻ đang có. Bởi khi ra đờim nếu trẻ làm được điều gì không thành công, trẻ có thể cảm thấy mẹ/cô khen “xạo”, lừa gạt mình.

Ví dụ: Không nên khen “Con tài giỏi quá” (đó là phẩm chất của con)

Mà nên khen “Con đã làm được cái này, mẹ rất vui và hạnh phúc. Mẹ tự hào về con!”

NGUYÊN TẮC 4: "CHÚ Ý KHEN CẢ NHỮNG THỨ NHỎ NHẶT NHẤT, NHỮNG THỨ CON KHÔNG ĐỂ Ý"

Bản chất đứa trẻ nào cũng rất thích được khen ngợi. Vậy nên nếu hôm nay bạn thấy trẻ có gì đấy tiến bộ hơn mọi hôm thì hãy khen ngợi trẻ. Đôi khi trẻ không để ý những điều đó nhưng sự khen ngợi sẽ giúp trẻ hiểu rằng mẹ/cô luôn quan sát và để tâm. Từ đó, trẻ sẽ cố gắng thực hiện những điều này tốt hơn.

Ví dụ: Mọi hôm đến giờ ăn, trẻ cứ đợi cô kê xong bàn ghế mới ngồi vào bàn ăn. Nhưng hôm nay, trẻ tự giác kê gác vào bàn giúp cô thì cô giáo có thể lập tức khen ngợi hành động này của trẻ.

NGUYÊN TẮC 5: "TRUYỀN ĐẠT LẠI LỜI KHEN CỦA NGƯỜI KHÁC ĐẾN TRẺ".

Thay vì bố mẹ khen ngợi trẻ, nếu người khác (hàng xóm, cố giáo khen) thì bố mẹ có thể truyền đạt lại. Vừa khách quan, vừa mượn lời người khác khen trẻ, trẻ sẽ vui vẻ và những ngày sau đó sẽ quan tâm tới những người xung quanh.

Ví dụ. Mẹ có thể mượn lời của hàng xóm “Hôm nay đi qua nhà bác A, bác ấy bảo, con rất lễ phép, biết chào hỏi người lớn đấy”.

Vậy đấy, khen trẻ là cả 1 NGHỆ THUẬT, điều này sẽ ảnh hướng tới tính cách của con trẻ. Đôi khi chúng ta lơ đễnh những lời khen, khen hời hợi nhưng sau bài viết này Jello tin rằng bố mẹ/giáo viên sẽ biết cách khen ngợi trẻ đúng đắn.

Hãy cùng Jello trở thành người bạn đồng hành với trẻ trên mọi nẻo đường!

_______________________________

Jello - Khởi tạo hạnh phúc trẻ thơ!

Jello Academy là đơn vị tiên phong cung cấp đầy đủ học cụ triển khai phương pháp STEM + Arts chuẩn Hoa Kỳ dành riêng cho trường mầm non tại Việt Nam.

Website: jelloacademy.com

Liên hệ: 024 6666 6997

Trụ sở Hà Nội: Lô C3, khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh HCM: Tòa nhà Winhome 793 Trần Xuân Soạn, Quận 7, Hồ Chí Minh

 

Đăng bình luận
024 6666 6997